Biến khí CO2 thành đá vôi

Khí CO2(cacbon dioxit). Công nghệ chôn khí CO2 dưới lòng đất tiến lên một bước mới khi chất độc hại này có thể biến thành đá vôi, nhằm khắc phục biến đổi khí hậu nhanh chóng.

Công trình nghiên cứu của một nhóm kỹ sư đến từ đại học Southampton (Anh) cho biết họ đã trộn khí CO2 với nước, và sau đó bơm hỗn hợp chất lỏng này xuống một tầng đá basalt cách mặt đất 400-800m.

Đá basalt là thành phần cấu tạo của phần lớn bề mặt đáy biển trên Trái Đất, được hình thành do magma phun trào ra ngoài miệng núi lửa rồi nguội đi, có cấu tạo đặc, xốp và rất giàu canxi, sắt và magiê.

Giới nghiên cứu cho rằng loại đá này rất cần thiết cho quá trình hóa đá khí carbon để có thể tích trữ dưới lòng đất. Kết quả cho thấy 98% khí CO2(Cacbon Dioxit) đã hóa thành đá tảng có màu phấn trắng trong vòng 2 năm.

Đây là một tiến trình khá nhanh bởi lẽ các kỹ sư ban đầu lo ngại hỗn hợp chất lỏng này phải mất tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, mới có thể hóa đá.

Với kết quả ngoài mong đợi trên, họ đã quyết định mở rộng quy mô dự án, đặt mục tiêu từ mùa hè này sẽ “chôn” hơn 10.000 tấn CO2 xuống lòng đất mỗi năm.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu tới từ đại học Columbia cũng đang tìm hiểu một loại đá được tìm thấy ở Oman, trong đó có thể biến CO2 thành đá thậm chí còn tốt hơn so với basalt. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng kỹ thuật này có một nhược điểm là yêu cầu lượng nước quá lớn (25 tấn nước cho mỗi tấn Khí CO2(cacbon dioxit)), đồng thời lượng vi sinh vật dưới lòng đất sản sinh ra methane có thể phá vỡ cấu trúc đá vôi.

Dù vậy, đa số nhận định kỹ thuật “hóa đá carbon” đòi hỏi chi phí thấp, là một biện pháp khắc phục thiên nhiên an toàn ở những nơi có loại đá phù hợp tồn tại.

Rõ ràng, kỹ thuật này cần được tiếp tục nghiên cứu và nhân rộng bởi hàng năm có hàng triệu tấn khí thải CO2 trên thế giới thải ra mà vẫn chưa có biện pháp nào được thực hiện triệt để loại bỏ khí độc hại này.

Trích nguồn: https://moitruong.com.vn